Review Camera LG V10 - Thêm nâng cấp về công cụ quay Video đáng giá
Dùng thử Camera của LG V10, đã chia sẻ cho anh em các bài về khả năng chụp ảnh, ban đêm thiếu sáng và cũng đã thử so sánh với chiếc đầu bảng khác là Lumia 950XL, hôm nay mình có thể nói hiện tại LG V10 là chiếc máy chạy HĐH Android có Camera tốt nhất. Nếu ai thích hoặc đang dùng Android mà muốn có chiếc điện thoại chụp ảnh tốt nhất hiện tại, chọn LG V10.
Mình chia sẻ những cảm nhận từ thực tế sử dụng. Hình ảnh trong bài là ảnh được resize, không chỉnh sửa tăng giảm gì

A. NHỮNG ƯU ĐIỂM
1 - Bộ công cụ chụp ảnh
Người dùng điện thoại dường như đã dần dà chia thành hai lớp đối tượng sử dụng. Một là những người dùng phổ thông sử dụng điện thoại chụp hình lưu niệm, snapshot (giơ lên bấm chụp ngay); họ chỉ cần kết quả ảnh đủ "sáng mặt ăn tiền" trong mọi hoàn cảnh, không cần biết cái máy nó làm gì, nhanh lẹ. Một đối tượng đòi hỏi nhiều hơn, là cái điện thoại mà họ sở hữu phải có thêm các công cụ chụp của mấy cái máy ảnh, để họ có thể tự tay họ xoay vặn điều chỉnh làm chủ ánh sáng "theo ý của họ" chứ không phải theo "tính toán tự động của máy. Trước đây, khi review camera của HTC M8, mình đã thấy hãng này bắt đầu chia công cụ chụp của họ ra theo đối tượng, nhưng chưa hoàn thiện; các hãng khác cũng đã liệt kê Auto & Manual nhưng giao diện chưa rõ ràng, dễ làm rối hoặc phức tạp với người dùng phổ thông.

Người dùng phổ thông:
Nếu chỉ có nhu cầu "point & shot", giơ lên và bấm thì V10 có hai cách đơn giản cho họ: Nếu máy đang bỏ trong túi, lôi ra bấm đúp nút giảm volume máy tự động khởi động camera và chụp luôn; nếu máy đã mở camera thì chế độ "SIMPLE" dành cho đối tượng này. Khi dùng chế độ giản lược này, giao diện hoàn toàn không có một nút tuỳ chỉnh nào, kể cả nút bấm chụp mềm, người dùng chỉ làm 1 thao tác để chụp ảnh là 1 chạm vào màn hình và V10 chụp rất nhanh. Có lẽ chất lượng ảnh của chế độ này là điều quan trọng, vì máy làm tất cả, người dùng hoàn toàn chụp bằng niềm tin. LG V10 làm rất tốt điều này.

Người dùng "lành nghề":
Mình không dùng từ "chuyên nghiệp" mà định vị đối tượng này là "người dùng lành nghề", những người thích dùng Camera của điện thoại để sáng tạo nhiều hơn, cần bộ công cụ thủ công điều chỉnh các thông số can thiệp vào lượng sáng cho hình ảnh chụp. Ngoài chế độ Auto để chọn HDR on/off, khung hình 16:9 / 4:3 / 1:1 hay các chế độ video UHD/FHD/HD thì họ có một chế độ chụp Manual - chế độ chụp thủ công.
Manual là chế độ chụp hoàn toàn do người chụp điều chỉnh các thông số. Có ba thông số: Khẩu độ, Tốc độ, Độ nhạy ISO. Nhưng điện thoại thì khẩu độ cố định, V10 có khẩu F/1.8 cố định, nên chỉnh hai thông số chính còn lại. Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng. Ví dụ: giảm khẩu độ một nấc nhưng tăng tốc độ hay độ nhạy ISO một nấc đề bù trừ.
Chẳng hạn giữ nguyên độ nhạy ISO100, ta có Tốc độ và khẩu độ sẽ được phối hợp với nhau để điều chỉnh lượng sáng tác dụng vào bộ cảm biến. Để dễ hình dung, ta ví dụ cái ly hứng nước ở cái vòi. Miệng vòi lớn F/1.8, tốc độ màn trập là thời gian mở/đóng van. Cái ly đầy nước sau một khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, với hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến các hiệu ứng ánh sáng trong ảnh. Tốc độ và khẩu độ làm việc với nhau gần như vậy. Các bạn có thể xem bài viết về cái vụ này của mình ở đây: Tìm hiểu các chế độ chụp ảnh.

2 - Khả năng xử lý ánh sáng
Cái này thì cần trải nghiệm, cầm máy chụp thử và có cảm nhận đúng với bản thân nhất. Một điều quan trọng khi nhận định khả năng xử lý ánh sáng điện thoại là biết cách đo sáng bằng cách chạm vào màn hình tuỳ vùng sáng để có ánh sáng theo ý muốn. Thực tế chúng ta hay nói cái máy này đúng sáng, cái kia sai sáng. Chẳng có cái nào đúng sáng hay sai sáng cả. Chúng ta vẫn muốn cái máy chụp ra tấm ảnh có ánh sáng ở các vùng ảnh "đúng ý muốn" của chúng ta. Vậy nên, đo sáng khi chụp bằng điện thoại gần như quyết định 80% sự thành bại của bức ảnh, còn lại là bố cục theo ý đồ.


Bạn thử giơ điện thoại lên, khung cảnh loang lỗ ánh sáng, vùng tối vùng sáng chênh lệch, bạn chạm ngón tay vào màn hình ở các vị trí khác nhau, bức ảnh sẽ có sự thay đổi độ sáng khác nhau. Bởi với điện thoại, hầu hết khi bạn chạm vào 1 vị trí nào đó thì đó là điểm mà máy lấy nét và đo sáng để tính toán ánh sáng cho các vùng khác trong toàn khung. Vì thế, nếu mình muốn 1 vùng sáng mạnh nhất vừa đủ sáng, thì các vùng ánh sáng yếu hơn sẽ tối thui đi, đó là đúng ý mình, không thể đổ thừa cái máy sai sáng. Đại khái thế.
Chúng ta thử xem ảnh ở nhiều bối cảnh, cá nhân mình thấy V10 có chip đo sáng rất nhạy, và ngoài chế đố "SIMPLE" hay Panorama, máy tự tính thì các tình huống mình thấy đo sáng đúng ý muốn người chụp.
Bối cảnh thiếu sáng trong nhà & Ban đêm:

